Hội người mù tỉnh tổ chức họp mặt nhân ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội người mù tỉnh Sóc Trăng phối hợp cùng Hội Liên hiệp phụ nữ TPST đã tổ chức họp mặt tổ phụ nữ Niềm tin và các hội viên người mù đang sinh sống và hoạt động tại hội người mù Sóc Trăng

2110201414043-04.bmp

Hội người mù tỉnh tổ chức họp mặt nhân ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam

        Buổi họp mặt nhằm tuyên truyền ý nghĩa lịch sử ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ ViệtNam, tuyên truyền về kỹ năng sống tập thể cho hội viên cùng những hoạt động văn nghệ khác. Hội Liên hiệp phụ nữ TPST cũng cấp thẻ hội viên cho 13 chị em của tổ phụ nữ Niềm tin. Tổ được thành lập từ năm 2011, là nơi sinh hoạt tập thể cho các chị em hội viên hội người mù tỉnh. Tham gia vào tổ, các chị em được học tập về chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những chính sách, kiến thức có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ, tìm hiểu về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc trẻ nhỏ, tham gia các hoạt động hội nhóm, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho người mù. 

Dịp này, Hội người mù tỉnh Sóc Trăng cũng vận động phật tử chùa Long Hưng tặng 16 phần quà cho phụ nữ mù với tổng trị giá 1 triệu 600 ngàn đồng.

Mỹ Phương(thst.vn)

Sóc Trăng: 30 người khiếm thị được học kỹ năng sống

Ngày 28-3, Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai giảng lớp “Nâng cao kỹ năng sống cho người mù tỉnh Sóc Trăng năm 2013”. Đây là hoạt động thuộc dự án “Nâng cao kỹ năng sống cho Người mù Việt Nam" do tổ chức Thụy Điển tài trợ.

_nh 1, Quan c_nh l_p h_c.jpg

Lớp học nâng cao kỹ năng sống cho người khiếm thị

Tham dự lớp học có 30 học viên là người mù đến từ huyện Mỹ Xuyên, thị xã Vĩnh Châu và TP.Sóc Trăng.

Trong 4 tháng học tập (từ ngày 28-3 – 25-7), học viên sẽ được tiếp thu các nội dung: Học chữ nổi dành cho người mù (chữ Braile); học định hướng di chuyển, phục hồi chức năng cơ bản cho người mù; học hướng nghiệp, nghề xoa bóp, làm nhang.

Lớp học sẽ được thực giảng sau buổi khai giảng.

_nh 2, H_c viOn chpm ch· l_ng nghe gißo viOn h²_ng d_n cßch =_nh h²_ng di chuy_n.jpg

Người khiếm thị tham gia lớp học

Ông Bùi Văn Thanh, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm trang bị những kiến thức xã hội thiết yếu cho người mù; phát huy năng lực của bản thân, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh. Đồng thời, tạo điều kiện cho người mù được học tập, lao động, xóa bỏ mặc cảm và tự tin vươn lên hòa nhập cộng đồng”.

 Khemrinh

Theo giacngo.vn

Gieo hy vọng cho người mù

(Dân Việt) - Theo Hội Người mù Việt Nam, cả nước hiện có 1,4 triệu người mù. Dạy nghề và tạo việc làm là cách để giúp họ cảm thấy cuộc sống có ích. Hiện, hoạt động này đang được xúc tiến ở nhiều tỉnh thành.

Mở trung tâm dạy nghề chuyên biệt

Tháng 7.2011, Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng mở 2 lớp dạy nghề làm nhang và nhạc ngũ âm cho người mù. Ông Phan Quốc Phong - Phó Chủ tịch Hội cho biết, lớp học này tổ chức tại Trung tâm Đào tạo, phục hồi chức năng cho người mù (vừa khánh thành tháng 6.2011). Trung tâm này sẽ đảm nhiệm việc dạy nghề chuyên biệt cho người mù trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Người mù ở Sóc Trăng học nghề làm nhang.

Hiện, lớp dạy nghề làm nhang thu hút 7 học viên. Trong thời gian một tháng, các học viên sẽ được tiếp cận cách làm nhang trên máy. Còn lớp nhạc ngũ âm có 8 học viên theo học trong thời gian 3 tháng do nghệ nhân Lâm Minh Cường đến từ Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh trực tiếp hướng dẫn. Sau khi kết thúc khóa học, các học viên có khả năng phục vụ tại các lễ hội của bà con Khmer.

Được biết, từ nhiều năm nay, ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ phía nhà nước, Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức cho hội viên làm thêm các nghề như se nhang, mở phòng xoa bóp, massage, bán nhang dạo, nhận bóc vỏ hột sen... để tạo thêm thu nhập cho anh em trong hội.

Tuy nhiên, dù được học nghề nhưng để làm nghề và có thu nhập với người mù là rất khó khăn. Chị Nguyễn Thị Xuân (hội viên Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng) mong mỏi: "Khi học nghề, chúng tôi mong làm sao anh em có thể kiếm được việc làm ổn định để có thu nhập chi dùng cho sinh hoạt. Hiện nay, mọi chi phí ăn uống, sinh hoạt... đều do Hội đảm nhận hết nên rất khó khăn".

Nhiều dự án hướng tới người mù

Cũng như Sóc Trăng, nhiều tỉnh thành cũng đã có những lớp dạy nghề chuyên biệt dành cho người mù với mong muốn tạo cho họ một nghề nghiệp ổn định. Tại Hà Nội, Hội Người mù cũng vừa tiếp nhận dự án nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên Thành hội với tổng kinh phí 219.367 USD. Ngoài nâng cao năng lực, dự án này cũng tiếp cận theo hướng dạy nghề cho người khiếm thị trong độ tuổi lao động và tạo cơ hội cho trẻ khiếm thị trong độ tuổi đến trường được tiếp cận giáo dục.

Theo đánh giá của Hội Người mù VN, hiện nay, các sản phẩm do Hội Người mù sản xuất vẫn chủ yếu được tiêu thụ thông qua các tổ chức nhân đạo. Vì vậy, mức tiêu thụ chậm, doanh thu không cao nên dù có việc làm, đời sống của người mù vẫn rất khó khăn.

Tại Bắc Giang, người mù còn được quan tâm hơn khi UBND tỉnh phê duyệt riêng một dự án dạy nghề cho người khuyết tật năm 2011– trong đó có người mù. Dự án này có kinh phí hơn 354 triệu đồng, phân bổ cho các Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Lan; Công ty TNHH một thành viên Thiên Phúc (TP.Bắc Giang); Trung tâm Dạy nghề Bình Minh (Tân Yên) và Hội Người mù tỉnh tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật.

Các nghề được đào tạo là: May công nghiệp, thêu, trồng trọt, chăn nuôi thú y, làm chổi đót, tăm tre với thời gian 2-4 tháng. Theo đó, sẽ có 155 người khuyết tật được dạy nghề miễn phí và hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học tập. Dự án này đảm bảo, sau đào tạo, người mù sẽ được các doanh nghiệp nhận vào làm việc.

Tương tự, tại Nghệ An, Hội Người mù các huyện cũng cố gắng kéo các nghề làm chổi đót, làm tăm tre và xoa bóp bấm huyệt cổ truyền về dạy cho các hội viên. Như Hội Người mù Nghi Lộc vừa dạy nghề, vừa lo đầu ra cho sản phẩm, nhờ vậy, nhiều hội viên đã có mức thu nhập ổn định từ 300 - 400 nghìn đồng/người/tháng. Đặc biệt, các hội viên làm nghề xoa bóp, bấm huyệt cổ truyền có thu nhập từ 1-1,5 triệu đồng/người/tháng.

Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng: Vươn lên cùng cộng đồng

Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng là một tổ chức quần chúng, được thành lập theo Quyết định số 348/QĐ-TCCB của UBND tỉnh Sóc Trăng. Hội được tổ chức, hoạt động theo Điều lệ của Hội Người mù Việt Nam. Trong những năm qua, Hội Người mù tỉnh không ngừng củng cố và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của hội viên và người mù được cải thiện hơn. Hội luôn là chỗ dựa, là môi trường để hội viên phấn đấu, vươn lên ổn định cuộc sống, thực sự là mái nhà chung, là nơi thu hút, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của người mù. Bằng ý chí, nghị lực, người mù tỉnh Sóc Trăng đã nỗ lực vươn lên, vượt qua số phận, trở thành người có ích cho xã hội, tự khẳng định mình, ngày càng hòa nhập vào cộng đồng.

Được sự quan tâm của cấp ủy, sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền từ kinh phí hoạt động đến phương tiện làm việc và cơ sở vật chất phục vụ việc dạy chữ, dạy nghề, cho vay vốn, sắp xếp việc làm, tổ chức các cơ sở sản xuất, thích hợp với điều kiện và khả năng của hội viên và người mù; cùng với việc coi trọng công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy và phát triển hội cơ sở, hoạt động của Hội trong những năm qua có nhiều tiến bộ, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên và người mù. Qua đó, người mù và hội viên đã có thêm điều kiện thuận lợi hòa nhập cộng đồng xã hội, từng bước ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sau 10 năm thành lập và hoạt động, với chức năng, nhiệm vụ chăm sóc cho người mù của tỉnh nhà, Hội luôn quan tâm đến công tác lao động sản xuất, giải quyết việc làm, cho vay vốn, chăm lo đời sống cho hội viên và người mù. Song song đó là tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ dân trí và tuyên truyền cộng đồng, công tác phụ nữ và trẻ em mù. Công tác dạy nghề, tạo việc làm cho hội viên và người mù được tỉnh Hội chú trọng hơn. Bằng những giải pháp chủ động, sáng tạo và phù hợp như kêu gọi sự trợ giúp kinh phí của cộng đồng cũng như hợp tác với tỉnh bạn, tỉnh hội đã đưa 42 lượt hội viên và người mù đi dự các lớp đào tạo nghề, phục hồi chức năng cho người mù. Với nghề được đào tạo như tin học, đan lát, làm nhang, đào tạo giáo viên dạy chữ nổi,… hầu hết hội viên và người mù phần nào đã cải thiện được cuộc sống. Đặc biệt, tỉnh Hội đã vận động và tiếp nhận 2 dự án của Tổng lãnh sự quán Úc trị gía hơn 200 triệu đồng và nguồn vốn đối ứng của địa phương đưa vào xây dựng Trung tâm đào tạo, phục hồi chức năng cho người mù, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Hội trong công tác dạy chữ, dạy nghề, phục hồi chức năng cơ bản cho hội viên và người mù trong tỉnh. Cùng với giải quyết việc làm, cải thiện kinh tế, Tỉnh Hội còn quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho người mù và hội viên. Trong tháng 7 vừa qua, Hội đã phối hợp tổ chức thành công liên hoan nghệ thuật quần chúng người mù “Tiếng hát từ trái tim” đã đem lại sinh khí, có ý nghĩa động viên người mù không ngừng phấn đấu vươn lên thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực, tạo nhịp cầu “Hiểu và thương” của người sáng đối với người mù.

Tuy nhiên, công tác giúp đỡ người mù và Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng còn chưa đồng đều. Hệ thống tổ chức Hội đến nay còn 10 huyện, thành phố chưa thành lập hội người mù, cũng ảnh hưởng phần nào đến quá trình hoạt động của Hội. Các chính sách đối với Hội và người mù chưa được thực hiện đồng bộ. Công tác xã hội hóa chăm lo, giúp đỡ cho người mù tuy đã được quan tâm nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 51-CT/TW của Ban Bí thư khóa VI về việc giúp đỡ Hội Người mù Việt Nam, trong thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành các cấp cần quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

- Hội người mù cần tranh thủ hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong việc quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với việc trợ giúp người mù; tạo sự chuyển biến về nhận thức trong công tác chăm lo, giúp đỡ người mù và hội người mù; tạo thuận lợi để người mù hòa nhập với cộng đồng.

- Ban dân vận, Mặt trận, đoàn thể các cấp phối hợp với Hội Người mù tham mưu, đề xuất triển khai và quán triệt thực hiện các chính sách, chủ trương phù hợp với người mù và Hội Người mù, nhằm giúp cho hội người mù các cấp duy trì và phát triển tổ chức, quan tâm chăm sóc người mù càng tốt hơn.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động phối hợp giữa Hội Người mù với Mặt trận, các đoàn thể trong các phong trào, các cuộc vận động, tạo sự chuyển biến ở cơ sở. Phát động các cuộc vận động theo ngành, theo giới mang tính thiết thực, hiệu quả; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và cộng đồng nhằm chăm sóc đời sống hội viên và người mù, từng bước giúp người mù phát triển toàn diện, hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

- Hội người mù các cấp trong tỉnh chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác hội, đưa nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Người mù tỉnh nhiệm kỳ II (2009 - 2014) đi vào cuộc sống. Đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động của Hội gắn với nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những tấm gương vượt khó vươn lên của người mù và hoạt động của Hội Người mù, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của Hội và cộng đồng với tổ chức Hội, hội viên và người mù.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Người mù trong tỉnh với nội dung “tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng, hòa nhập cộng đồng”, đáp lại sự quan tâm của Đảng, tạo điều kiện của chính quyền, sự hỗ trợ của các ngành chức năng và sự chia sẻ của cộng đồng, xã hội.

      - Tiếp tục làm tốt phong trào lao động sản xuất, giải quyết việc làm, cho vay vốn, chăm lo đời sống cho hội viên và người mù; công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ dân trí cho cán bộ Hội và người mù; tham gia hoạt động xã hội; góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở phương, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

NGỌC THUẦN

Website Ban tuyên giáo tỉnh Ủy Sóc Trăng

Nhất trí phê chuẩn Công ước LHQ về quyền của người khuyết tật

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 27/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án Nhân dân.

Khẳng định chính sách đúng đắn của Nhà nước đối với người khuyết tật

Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật là một trong những điều ước quốc tế quan trọng của Liên hợp quốc về nhân quyền. Công ước đề cập đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật cũng như nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thúc đẩy thực hiện các quyền này.

Việc phê chuẩn Công ước là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng khẳng định cam kết bảo vệ và thực thi quyền của người khuyết tật tại Việt Nam, thể hiện tư tưởng về tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật đã được quy định trong Hiến pháp và nhiều văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành như Luật người khuyết tật, Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật giáo dục...

Đồng thời là cơ sở để hoàn thiện hệ thống pháp luật và đảm bảo thực hiện chính sách đối với người khuyết tật tại Việt Nam; tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên Công ước trong lĩnh vực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.

Với những lý do nêu trên, các đại biểu nhất trí cao về sự cần thiết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Điều này, góp phần nâng cao vị thế và vai trò thành viên có trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên hợp quốc, cũng như khẳng định chính sách đúng đắn của Nhà nước ta đối với người khuyết tật.

Về tính hợp hiến và mức độ tương thích của Công ước với các văn bản quy phạm pháp luật, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy các quy định của Công ước Quyền của người khuyết tật về cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, một số nội dung của Công ước chưa được quy định đầy đủ trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số nội dung quy định của Công ước không trái nhưng khác với quy định của pháp luật nước ta do hướng tiếp cận khác nhau.

Về vấn đề bảo lưu Công ước, đa số ý kiến nhất trí với đề xuất là Việt Nam không bảo lưu điều khoản nào trong nội dung của Công ước vì các quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam về cơ bản có thể đáp ứng được các yêu cầu của Công ước. Bên cạnh đó, Công ước cũng không có quy định nào ràng buộc về thời điểm phải thực hiện được toàn bộ các cam kết cũng như kế hoạch, chính sách mà quốc gia thành viên đã đề ra.

Để triển khai thực hiện Công ước sau khi được Quốc hội phê chuẩn, các đại biểu đề nghị Chính phủ rà soát sự tương thích giữa nội dung của Công ước với hệ thống pháp luật trong nước, nội luật hóa các nội dung của Công ước. Trước mắt tập trung vào những luật có liên quan trực tiếp đến quyền của người khuyết tật như Luật người khuyết tật, Bộ Luật lao động, Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật giáo dục, Luật nhà ở, Luật bảo hiểm y tế, Luật giao thông đường bộ, Luật tiếp cận thông tin... Căn cứ điều kiện Việt Nam, Chính phủ cần xây dựng lộ trình thực hiện Công ước với các yêu cầu, mục tiêu, chính sách cụ thể cho từng giai đoạn...

Bảo đảm mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh

Góp ý về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án Nhân dân, các đại biểu cơ bản tán thành với việc xác định phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh này là chỉ quy định về hình thức, mức xử phạt, thủ tục, thẩm quyền xử phạt hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án Nhân dân, mà không mở rộng phạm vi đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra, của Viện Kiểm sát Nhân dân, cũng như của Tòa án Nhân dân trong việc giải quyết phá sản. Vì các hành vi vi phạm này được xử lý theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ.

Các đại biểu cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Pháp lệnh cũng phải xác định rõ giới hạn về không gian xảy ra hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án Nhân dân, vì có các hành vi xảy ra tại Tòa án và có các hành vi xảy ra bên ngoài Tòa án bị xử phạt hành chính.

Vì vậy, cần phải xác định rõ những hành vi cản trở nào thuộc thẩm quyền xử lý của Tòa án Nhân dân, những hành vi cản trở nào thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan nhà nước khác, bảo đảm mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh, không chồng chéo về thẩm quyền xử phạt.

Về xử phạt hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, các đại biểu cho rằng, theo quy định của các luật tố tụng thì Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao có thẩm quyền ban hành Nội quy phiên tòa. Do đó, những hành vi nào là vi phạm nội quy phiên tòa sẽ do Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao quy định.

Nếu Pháp lệnh quy định cụ thể hành vi nào là hành vi vi phạm nội quy phiên tòa là không phù hợp với thẩm quyền đã được xác định trong các luật tố tụng. Theo đó, chỉ quy định trong Pháp lệnh hình thức, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nội quy phiên tòa; còn hành vi nào là vi phạm nội quy phiên tòa sẽ căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật quy định.../.

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Video

Click to download in FLV format (14.53MB)

Thống Kê
000029578

  Số người đang online : 1.